CÁCH LẮP HỆ THỐNG LỌC NƯỚC GIA ĐÌNH

Nội dung bài viết:

  1. Phân tích nước
  2. Cách chẩn đoán tình trạng nguồn nước
  3. Cách chọn vật liệu lọc nước phù hợp
  4. Cách bố trí vật liệu lọc nước đúng cách
    • Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt phèn.
    • Xử lý nước nhiễm mangan
    • Xử lý nước nhiễm Amoni
    • Xử lý nước nhiễm Canxi
    • Xử lý nước nhiễm tất cả các tạp chất trên

Cách lắp hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình, công nghiệp. Hướng dẫn kèm hình ảnh rõ ràng và chi tiết. Đây là sách hướng dẫn chi tiết nhất mà Nguyễn Nhâm từng thấy. Không giấu giếm, không làm màu. Hướng dẫn mang đúng tính chất là hướng dẫn. Anh em chú ý đọc từng đoạn một và áp dụng đúng để nâng cao hiệu quả.

Phân tích nước

Nhiều người nghe phân tích nước thì sợ, nghĩ nó là cái gì đó cao siêu lắm. Thậm trí nhiều thợ chuyên xử lý nước cũng chưa hiểu phân tích nước là gì. Chưa từng đến viện nghiên cứu, viện phân tích, hoặc không biết tên cả những viện như vậy.

Thực ra phân tích nước có nhiều cách, nhưng nếu không phân tích nước thì giống như bốc thuốc, chữa bệnh mà không khám bệnh vậy.

===> Sẽ không thể xử lý nước hiệu quả được.

Cách phân tích nước đơn giản

Quan sát bằng cảm quan

  • Bạn xem nước có màu gì không? Trong, trắng đục, ngả vàng, đen. Cũng có thể ban đầu nước trong, sau đó chuyển sang vàng nâu. Tiến hành dự đoán nào.
    • Trắng đục là nước nhiễm canxi nặng, độ cứng cao, silic oxit..
    • Ngả vàng khả năng là sắt, amoni, axit Humic…
    • Đen khả năng cao là nhiễm mangan hoặc dính mỏ dầu, than mỡ…
  • Bạn xem nước có mùi gì không? Hôi, tanh, hắc, thum thủm như trứng thối…
    • Tanh khả năng là sắt, mangan.
    • Hôi khả năng là nước mặt, nhiễm hữu cơ.
    • Thum thủm là H2S.
  • Bạn xem qua các thiết bị như: Gương kính có bám cặn trắng không? Gạch men, gốm sứ có ố vàng không? Téc chứa nước có bị cặn đen không? Bể nước ngầm có rêu hay mùi hôi không? …